
Thịnh suy,
tồn vong của Dinh Chiêm gắn liền với sự thịnh suy tồn vong của chín đời chúa
Nguyễn. Dinh Chiêm sinh ra từ chúa Tiên Nguyễn Hoàng và tiêu vong cùng cái chết
của chúa Nguyễn Phúc Thuần. Vai trò lịch sử của Dinh Chiêm tiêu trầm kéo theo
ánh mặt trời từng chói rạng cảng thị Hội An chìm dần vào buổi hoàng hôn. Thiên
nhiên và chính trị cùng một lúc đặt dấu
chấm hết cho phố thị một thời rộn rịp nhất Đông Nam Á.
Trong khoảng
thời gian 200 năm sinh tử đó Dinh Chiêm đã từng bước theo đoàn quân Nam tiến, mở
rộng biên cương, đóng vai trò chủ động trong công cuộc cống hiến cho quốc gia một
vựa lúa khổng lồ có thể nuôi sống cả nước. Phải nói rằng, nếu không có chúa
Nguyễn, nếu không có Dinh Chiêm, nếu không có dân Thanh Nghệ Tĩnh, dân Quảng
Nam dinh, thì Việt Nam không thể nối dài thêm nửa nước với tài nguyên phong phú
và con người năng động như ngày nay.
Làm sống lại
ký ức về một thành dô Dinh Chiêm không chỉ là tình cảm cá nhân của tác giả đối
với làng quê thân thiết mà còn là bổn phận của một công dân “ăn quả nhớ kẻ trồng
cây” không thể lãng quên những giọt mồ hôi, những nỗi gian truân, thống khổ,
máu xương của những người đã tận tụy hy sinh, nên ghi lại để tưởng niệm một thời
vẻ vang trong lịch sử dân tộc trên bước đường mở đất phương Nam của tiền nhân.
Quyển sách
gồm 2 phần và 4 phụ lục: Phần I dành riêng để nói về công sức to lớn của chúa
Nguyễn Hoàng, người khai sang Dinh Chiêm. Phần II, phần chính nói về tiến trình
lịch sử Dinh Chiêm cùng vai trò trọng đại của Dinh Chiêm suốt hai trăm năm vừa
là hậu phương của Chính Dinh ở Thuận Hóa hổ trợ chúa Nguyễn trong cuộc chiến chống
lại họ Mạc, họ Trịnh ở đàng Ngoài; vừa là tiền phương của họ Nguyễn trong vai
trò mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Các phụ lục góp phần làm sang tỏ thêm một số
vấn đề của Dinh trấn Thanh Chiêm. Đặc biệt trong phần II có 7 chương, tác giả
dành trọn chương 5 để nói về một sự kiện hy hữu, một tình cờ lịch sử đã mang đến
cho Thanh Chiêm cái vinh dự trở thành thánh địa của chữ Quốc ngữ, khi giáo đoàn
Buzomi đến Dinh trấn mở đầu cho công cuộc truyền bá đạo Ki tô, tại đây các giáo
sĩ đã đặt nền móng cho việc sang chế chữ Quốc ngữ.
Thư viện Quảng
Nam; Kho Địa chí: ĐC01907; Ký hiệu xếp giá: 915.9752