hidden

Tiền không mua được gì? = What money can't buy? / Michael Sandel; Nguyễn Diệu Hằng dịch. - Tp.Hồ Chí Minh : Nxb Trẻ , 2014._ 340tr ; 20cm. - (Tủ sách Cánh cửa mở rộng).

  • 07/02/2020
  • 1830
Trong cuốn sách triết học Tiền không mua được gì?, tác giả Mỹ Michael Sandel liệt kê một loạt cách tiêu tiền “mới mẻ”. Chẳng hạn: 777 USD cho trán để xăm các thông điệp quảng cáo, 7.500 USD để làm chuột bạch thử nghiệm thuốc mới, 250 đến 1.000 USD để đánh thuê ở Afghanistan, trường học ở Dallas (Mỹ) trả 2 USD cho học sinh để đọc sách, 378 USD để giảm 6,5kg trong 4 tháng…

tien.jpg

Ngày nay, người ta không chỉ mua bán ở chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, thị trường chứng khoán… Ngày nay, thị trường bước ra cuộc đời. Nói cách khác, cuộc sống biến thành một thị trường khổng lồ, nơi đồng tiền luân chuyển khắp nơi và từng giờ tạo ra những thay đổi ít ai lường trước được.

Ở Việt Nam, chúng ta từng sống qua thời kỳ không phải muốn gì là có thể mua nấy mà phụ thuộc vào tem phiếu. Khi thị trường chưa mở, việc tiêu tiền bị kìm hãm. Còn ngày nay, Việt Nam bắt kịp thế giới ở chỗ tiền mua được hầu như mọi thứ. Nhưng đến lúc đó, khó khăn khác lại nảy sinh: không có tiền, hoặc ít tiền, thì phải làm sao?

Đó chính là vấn đề mà Sandel đã đúc rút ra từ xã hội Mỹ. "Trong một xã hội mà mọi thứ đều mua bán được, những người càng ít của cải thì cuộc sống càng khó khăn". Đó chính là sự bất công mới. Đi kèm là gì? Tham nhũng. Tiền đã hấp dẫn, tiền chùa càng hấp dẫn hơn.

Không phải tất cả người giàu đều tham nhũng, nhưng việc họ dùng tiền để cho mình những đặc quyền hơn hẳn người khác cũng không ai cấm được. Và chính điều đó lại gây ra hố sâu về đẳng cấp trong xã hội.

Người có tiền ngày càng chiếm nhiều lợi thế. Trong phim thiếu nhi thường có cảnh đứa trẻ giàu tranh sân chơi của đứa trẻ nghèo. Ngày nay, không chỉ là sân chơi, mà còn điều kiện giáo dục, chế độ y tế, sự an toàn, vẻ đẹp ngoại hình, ảnh hưởng chính trị. Ngày càng xuất hiện những ngôi trường VIP với học phí hàng chục triệu một tháng, với phương pháp giáo dục tuyệt vời không dành cho tất cả mọi người.

Một thế hệ trẻ em sẽ lớn lên mà đầu óc hằn rõ ý thức về lợi thế của cái giàu và sự hèn mạt của cái nghèo. Những đứa trẻ sẽ không tin rằng các lĩnh vực như sức khỏe, giáo dục, cuộc sống gia đình, tự nhiên, nghệ thuật, trách nhiệm công dân… có thể tách khỏi đồng tiền mà vẫn tốt đẹp. Những đứa trẻ đó cũng sẽ phân biệt đẳng cấp rất nghiệt ngã. Điều đó có lợi gì cho tâm hồn con người?

Viết cuốn sách này, tác giả Sandel gọi thời nay là "kỷ nguyên tôn vinh thị trường". Ông lo ngại khi đồng tiền từ vị trí chỉ là phương tiện nay đã trở thành động lực và chi phối con người. Con người phải làm gì? Đọc xong cuốn sách, độc giả sẽ biết rằng họ buộc phải trăn trở.

Thư viện Quảng Nam; Kho mượn: M006183, M006184

  • admintv

Mới nhất

Từ ngày 1/4 - 3/4/2024, xe Thư viện lưu động “Ánh sáng tri thức” của Thư viện tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Văn hoá - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Duy Xuyên phục vụ Sách báo cho các em học sinh trên địa bàn huyện nhằm phát huy giá trị của Sách, của văn hoá đọc trong cộng đồng.

“Người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi nào mà là một người có cách nhìn và thái độ sống tốt nhất trong mọi hoàn cảnh” (Hugh Downs)

THƯ MỤC QUẢNG NAM THÁNG 01 NĂM 2024

Xem nhiều nhất

Dương Thụy tên thật là Dương Thụy Phương Khanh. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học, có năng khiếu viết văn và sở thích viết văn nên Dương Thụy đã đến với đọc giả lứa tuổi thanh thiếu nên qua truyện ngắn "Búp bê băng giá" khi tác giả còn là học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Thành phố Hồ Chí Minh).